Một làn da bị kích ứng sẽ gây ra cho bạn nhiều phiền toái cả về thể chầt lẫn tinh thần. Bạn sẽ thường xuyên đối mặt với một làn da bị rát, ngứa, đau nhức, … nghiêm trọng hơn nữa là da sẽ bị tấy đỏ, sưng, mụn nhọt, sạm màu và có thể trở thành mảng nám. Kích ứng sẽ khiến da yếu và khó chống đỡ với các tác nhân bên ngoài.
Làn da kích ứng sẽ trở nên dễ bị kích ứng bởi những thứ tưởng chừng rất bình thường như nước nóng, nước lạnh, ánh nắng, cạo lông, môi trường ô nhiễm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, … hoặc đơn giản là gãi nhiều cũng gây kích ứng da. Kích ứng cũng có thể diễn ra âm thầm bên trong da, và bạn chỉ nhận biết khi nó bộc phát, mà nguyên nhân có thể do một loại mỹ phẩm bạn đã quen dùng.
Thông thường, kích ứng là hiện tượng đến nhanh, đi nhanh. Những sản phẩm làm dịu da sẽ cho kết quả ngay lập tức hoặc sau vài ngày. Tuy vậy, làn da chưa phục hồi hẳn mà vẫn còn trong tình trạng yếu. Vì thế, bạn cần kéo dài liệu trình làm dịu da một thời gian nhất định nhằm tăng cường sức khỏe cho làn da.
- Bảng thành phần làm dịu da:
THÀNH PHẤN LÀM DỊU DA (KHÁNG VIÊM):
Allantoin
Aloe barbadensis (lô hội/nha đam)
Arctium lappa (Burdock) root (rễ ngưu bàng)
Bisabolol
Calendula officinalis (cúc vạn thọ)
Camellia sinensis (Green tea) (trà xanh)
Chamomilla recutita (cúc La Mã)
Chrysanthemum parthenium (cúc thanh nhiệt)
Colloidal avena sativa (bột yến mạch)
Cucumis satinus (dưa leo/dưạ chuột)
Curcuma longa (Tumeric/curcumin) (nghệ)
Dexpanthenol/ D-panthenol (tiền vitamin B5 – bôi ngoài da sẽ không trở thành vitamin B5)
Epibolium angustifolium (Willow herb) (cây liễu)
Glycrrhiza glaba (Licorice) root (rễ cam thảo)
Licochalcone (một chất tách từ rễ cam thảo)
Melaleuca alternifolia (Tea tree) (tràm trà)
Mirabilis jalapa (cây hoa phấn)
Niacinamide (Vitamin B3)
Ocimum basillicum (Basil) (húng quế)
Oenothera Biennis (Evening primrose) (anh thảo đêm)
Oryza sativa (Rice bran) (màng cám gạo)
Prunus amygdalus dulcis (Sweet almond) (hạnh nhân ngọt)
Rosa Damascena Flower Distillate (Rosewater) (sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất hoa hồng sau khi tách tinh dầu. Không phải là sản phẩm nước hoa hồng trên thị trường)
Thymus vulgaris (Thyme) (cỏ xạ hương)
Trifolium pratense (Red clover) (cây ba lá đỏ)
- Những lưu ý với làn da kích ứng:
Với làn da kích ứng, tốt nhất bạn nên sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm với danh sách thành phần càng ít càng tốt. Vì có thể bạn sẽ dễ phản ứng với một hoặc một vài thành phần trong mỹ phẩm. Nếu sản phẩm càng nhiều thành phần, nguy cơ phản ứng của da bạn càng cao.
Bạn cũng nên tránh các sản phẩm tẩy da chết khi da của bạn đang trở nên khó chịu. Tẩy da chết trong trường hợp này khiến da của bạn mỏng và yếu hơn, và vai trò bảo vệ cơ thể càng sa sút. Tuy vậy, trên thị trường vẫn có một số sản phẩm tẩy da chết cho da nhạy cảm. Nếu vượt qua được giai đoạn kích ứng, bạn có thể sử dụng những sản phẩm này.
Cuối cùng, bạn nên tránh nắng và tránh ngâm mình trong nước. Ánh nắng (đặc biệt là ánh nắng gay gắt) sẽ làm tổn hại sức khỏe của các tế bào biểu bì và làm tình trạng kích ứng nghiêm trọng hơn. Để da tiếp xúc lâu với nước (như ngâm bồn hoặc đắp mặt nạ lâu quá) sẽ khiến nước phá hỏng lớp màng bảo vệ của da và khiến da của bạn dễ kích ứng.
Những sản phẩm cho da nhạy cảm trên nhãn sẽ ghi “for sensitive skin”, và sản phẩm làm dịu da sẽ là “soothing”.
- Một số thành phần làm dịu da kích ứng từ thiên nhiên có sẵn:
+ Dưa chuột: ngoài khả năng chống oxy hóa cao dưa chuột cũng rất hiệu quả trong việc làm dịu da và cân bằng da.
+ Nước trà, bã trà, mật ong, nghệ: có khả năng kháng viêm tốt và sẽ làm dịu da kích ứng rất nhanh chóng.
+ Dầu thực vật (dầu dừa, olive, …): có thể tạo một lớp màng bảo vệ cho làn da yếu ớt của bạn khỏi môi trường bên ngoài. Dầu thực vật cũng hạn chế việc mất nước qua da giúp cải thiện tình trạng kích ứng da.
Các loại kích ứng thường gặp khi sử dụng mỹ phẩm:
Kích ứng cơ bản: Vùng da thoa mỹ phẩm bị đỏ, thường xuất hiện ngay lập tức hoặc chậm hơn, đến 24 giờ sau khi sử dụng. Kích ứng dạng này sẽ tự khỏi trong vòng 3 ngày. Khi gặp trường hợp này cần xử lý như sau:
• Rửa sạch sản phẩm trên da.
• Ngừng sử dụng cho đến khi các phản ứng phụ trên da biến mất hoàn toàn.
• Nếu cần thiết có thể hỏi Bác sĩ da liễu và tìm nguyên nhân gây kích ứng để không bị tái lại lần sau.
Ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân gây kích ứng
- Kích ứng tích lũy: Đây là hiện tượng sử dụng mỹ phẩm sau một thời gian, da bất ngờ phản ứng với mỹ phẩm đó. Triệu chứng sẽ giống như kích ứng cơ bản, tức là vùng da tiếp xúc với mỹ phẩm sẽ chuyển sang màu đỏ. Cách xử lý ở trường hợp này cũng giống như với kích ứng cơ bản.
Viêm nang lông do hóa chất cũng là một dạng kích ứng tích lũy, nguyên nhân thường là do sử dụng nhiều loại mỹ phẩm cùng một lúc. Biểu hiện của nó là nổi nhiều nốt màu đỏ hoặc trắng thành từng cụm, có chứa dịch bên trong. Việc xử lý vấn đề viêm nang lông cũng tương tự như kích ứng cơ bản, và thường thì sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Với các trường hợp kích ứng do tích lũy, bạn cần phải chờ cho đến khi các phản ứng trên da khỏi hẳn hoàn toàn rồi mới bắt đầu sử dụng lại mỹ phẩm. Bạn nên bắt đầu lại với từng sản phẩm một và cách nhau ít nhất 1 tuần (ví dụ: tuần đầu tiên sau khi khỏi, bạn dùng lại sữa rửa mặt, tuần thứ 2 bạn dùng thêm toner, tuần thứ 3 dùng thêm kem dưỡng ẩm, …). Với trường hợp làn da quá nhạy cảm, thời gian để cho da làm quen lại với mỹ phẩm có thể kéo dài lên đến 2 tuần hoặc nhiều hơn.
Kích ứng chủ quan: đây là dạng kích ứng bên trong mà chỉ có bạn mới cảm nhận được, bên ngoài sẽ không nhìn thấy. Biểu hiện của kích ứng dạng này là bạn sẽ cảm thấy rát, ngứa hoặc nóng ở những vùng da tiếp xúc với mỹ phẩm.
Kích ứng chủ quan thường do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm từ môi trường gây ra, và cũng có thể do chức năng da suy yếu.
Với trường hợp này, nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm đến khi da khỏe mạnh hoàn toàn và các yếu tố từ môi trường được cải thiện.
Nếu như kích ứng chỉ là những phản ứng ngoài da thì dị ứng là phản ứng của toàn bộ cơ thể. Nguyên nhân có thể do mỹ phẩm, hóa chất, môi trường, hoặc có thể do ăn uống.
Làn da bị dị ứng
Những thành phần hay gây ra dị ứng nhất trong mỹ phẩm là hương liệu, chất bảo quản, một số thành phần chống nắng hóa học, … Một số biểu hiện dị ứng như sau:
-
- Tăng nhạy cảm tức thời: Là loại nghiêm trọng nhất trong các loại dị ứng. Nó xảy ra trong khoảng 30 phút sau khi tiếp xúc với nguồn gây ra dị ứng. Tăng nhạy cảm tức thời có thể gây ra hiện tượng tấy đỏ toàn thân, sốc phản vệ hoặc thậm chí là ngừng thở. Khi gặp trường hợp này cần đưa đến bệnh viện gần nhất, kể cả khi họ vẫn còn thở được.
- Tăng nhạy cảm trì hoãn: Là phản ứng xảy ra sau từ 2 đến 4 ngày sử dụng với sản phẩm. Trường hợp này thường nhẹ hơn tăng nhạy cảm tức thời. Nó cũng có thể gây tấy đỏ khắp người và ngứa ngáy khó chịu. Người bị dị ứng dạng này cũng nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng trầm trọng hơn.
- Nổi mề đay: đây là loại dị ứng nhẹ, người bị dị ứng dạng này thường sẽ bị nỗi những nốt đỏ li ti khắp cơ thể, kèm theo ngứa da. Mề đay sẽ xuất hiện trong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ sau khi sử dụng sản phẩm và thông thường sau vài giờ sẽ tự khỏi.
- KÍCH ỨNG VÀ DỊ ỨNG KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Kích ứng thường nhẹ hơn và ngắn hơn dị ứng. Thông thường da kích ứng sẽ tự khỏi trong vài giờ đến vài ngày, hoặc có thể sử dụng các sản phẩm làm dịu da để da nhanh phục hồi hơn. Dị ứng thường là một bệnh lý nặng hơn và kéo dài hơn kích ứng. Dị ứng cần có thuốc điều trị, có thể kéo dài lên đến 10 ngày.
Kích ứng chỉ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với nguồn gây kích ứng (mỹ phẩm, nước rửa móng tay, chất tẩy rửa, môi trường ô nhiễm, …). Dị ứng sẽ xảy ra với cả những vùng da lân cận, có thể với toàn cơ thể (nổi mề đai, khó thở, sốc phản vệ, …)
Với sản phẩm gây kích ứng bạn có thể tiếp tục sử dụng (nhưng cần cẩn thận hơn). Với trường hợp dị ứng, bạn sẽ không thể sử dụng lại sản phẩm đó nữa.
————————————————-
Tham khảo thêm về CHYAKI:
CHYAKI – THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM CHÍNH HÃNG NHẬT BẢN, HÀN QUỐC
Địa chỉ: 90 Bàn Cờ, Phường 3, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh