Mụn là những nốt nhỏ trên da, thường gặp ở tuổi dậy thì. Đa số mụn trên mặt tự phát và tự khỏi. Tuy nhiên, có một số trường hợp nốt mụn bị viêm và trở nên trầm trọng. Nó có thể gây ra những vấn đề lâu dài như làm nở to lỗ chân lông, sẹo, thâm, … Có nhiều loại mụn khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều bắt nguồn từ lỗ chân lông bị tắc nghẽn (do da chết, bụi bẫn, mỹ phẩm, …).
Thông thường, khi một nang lông bị nghẽn, tuyến bã nhờn tại nang lông đó sẽ hoạt động mạnh hơn để đẩy những chất bẩn ra ngoài. Tuy nhiên, khi những chất bẫn bị kẹt cứng lại và nó trở thành một cái nút. Cái nút này là mụn không viêm. Mụn không viêm sẽ không gây đau nhứt hoặc sưng đỏ
Mụn không viêm có 2 loại, là mụn đầu đen và mụn đầu trắng:
Khi những nốt mụn không viêm bị vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) sống trong các nang lông tấn công, làm nang lông tổn thương, cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để chống lại vi khuẩn, gây ra viêm. Nếu những nốt mụn viêm nhỏ, nó có thể tự khỏi trong vài ngày và trở thành mụn trứng cá (mụn đầu trắng). Nhưng nếu lượng vi khuẩn p. acnes quá lớn chúng sẽ gây ra những ổ bị viêm nặng hơn. Tình trạng này được gọi là mụn viêm nặng, trầm trọng hơn nữa thì là mụn bọc. Mụn bọc có diện tích lớn, nó có rầt nhiều mủ và gây đau đớn. Lượng mủ lớn này sẽ phá vỡ nang lông và tràn sang những nang lông lân cận, tạo nên những mụn viêm mới. Nang lông bị phá vỡ sẽ để lại những vết sẹo và lỗ chân lông to hơn.
Mụn viêm là kết quả của việc bã nhờn được tiết ra nhiều, vì thế mụn viêm thường đi liền với da nhờn và là kết quả không mong muốn của việc hormone androgen hoạt động mạnh. Mụn viêm thường xuất hiện trong những giai đoạn thay đổi nội tiết như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, hoặc khi bạn gặp vần đề về sức khỏe, tâm lý, hoặc đang điều trị bệnh bằng thuốc
Phòng ngừa mụn là việc kiểm soát tốt bã nhờn (thường là kìm hãm tuyến bã nhờn ở da dầu) và giữ cho nang lông luôn sạch, thông thoáng.
Cơ chế chăm sóc cho da nhờn của mỹ phẩm xem ở bảng “Thành phần cho da dầu” ở phần 7 của loạt bài “chăm sóc da chuyên sâu”. Bên dưới là danh mục các thành phần gây bít lỗ chân lông ở mức trung bình đến cao chúng ta cần nên tránh.
Một số thành phần mỹ phẩm có khả năng gây bít lỗ chân lông trung bình đến cao nên tránh
(cả trong dầu gội và dầu xả, vì những sản phẩm này có thể tiếp xúc với da) |
||
Tên thành phần | Tên thông dụng | Mức độ gây bít lỗ chân lông |
Acetylated lanolin
Acetylated lanolin alcohol Algae extract Algin Butyl stearate Carrageenans Cocos nucifera butter Cocos nucifera oil Colloidal sulfur D&CRed3 D&C Red 17 D&C Red 12 Dioctyl succinate Elaeis guineensis oil Glyceryl stearate SE Glyceryl-3-diisostearate Gossypium herbaceum oil Hexadecyl alcohol Isocetyl stearate Isopropyl isostearate Isopropyl palmitate Myristic acid Laureth-4 Laureth-23 Lauric acid Linum usitatissimum oil Octyl palmitate Octyl stearate Oleth-3 Oleyl alcohol PEG 16 lanolin PEG 75 lanolin Polyglyceryl-3-diisostearate Propylene glycol monostearate Red algae Shark liver oil Sodium chloride Sodium laureth sulfate Sodium lauryl sulfate Sorbitan oleate Steareth 10 Sulfated simmondsia chinensis oil Theobroma cacao butter Triticum vulgare oil
Wheat germ glyceride Zea Mays oil |
Chiết xuất tảo biển
Coconut butter (bơ dừa) Coconut oil (dầu dừa)
Palm oil (dầu cọ)
Flax seed oil (dầu hạt lanh)
Red algae (tảo đỏ) Dầu gan cá Salt (muối ăn)
Sulfated jojoba oil
Cocoa butter (bơ cacao) Wheat germ oil (dầu mầm lúa mạch)
Corn oil (dầu ngô) |
Tương đối cao
Tương đối cao Cao Tương đối cao Trung bình Cao Tương đối cao Tương đối cao Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Tương đối cao Trung bình Cao Cao Cao Tương đối cao Trung bình Cao Trung bình Tương đối cao Tương đối cao Tương đối cao Cao Cao Tương đối cao Tương đối cao Trung bình Tương đối cao Tương đối cao Cao Trung bình Cao Trung bình Cao Trung bình Tương đối cao Trung bình
Tương đối cao Cao Trung bình
Trung bình |
Đầu tiên, bạn nên phân biệt mụn của bạn là mụn gì.
Thành phần trị mụn | |
Cơ chế | Thành phần |
Làm sạch nang lông (thải độc) | Activated charcoal (than hoạt tính)
Bentonite clay (bùn bentonit) Illite clay/Green Illite clay Kaolin clay (bùn kaolin/cao lanh) Magnesium sulfate (muối epsom) Morrocan Lava Clay/Rhassoul clay Solum Fullonum/Fuller s Earth clay |
Tẩy da chết | Xem “Bảng thành phần tẩy da chết”.
BHA là nhóm tẩy da chết có hiệu quả trị mụn tốt nhất. Không nên sử dụng nhóm tẩy da chết vật lý cho da mụn. |
Diệt khuẩn P. acnes | Azelaic acid
Benzoyl peroxide Sodium sulfacetamide Sulfur (lưu huỳnh) |
Kháng viêm | Xem bảng “Thành phần làm dịu da, kháng viêm”, phần III “Chăm sóc da”, mục 1.4 “Làm dịu da kích ứng, da nhạy cảm”. |
Với trường hợp mụn lên không ngừng và tình trạng viêm nhiễm nặng, đây có thể là bệnh, bạn nên đi khám. Các loại thuốc kháng sinh dạng uống và bôi lên da có thể có kết quả tốt, nhưng bạn không nên tự ý sử dụng mà cần phải được bác sĩ da liễu chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc uống thuốc đông y, vì đông y có thể điều hòa nội tiết rất hiệu quả.
Các biện pháp trị liệu bằng ánh sáng cũng có kết quả tốt lên mụn. Vi khuẩn p. acnes rầt nhạy cảm với ánh sáng. Bạn có thể cân nhắc tìm một spa uy tín và dùng liệu pháp ánh sáng này.
Luôn làm sạch lớp trang điểm trước khi đi ngủ để lỗ chân lông được thông thoáng.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng góp phần làm thay đổi lượng bã nhờn tiết ra ở da.
Website: https://chyaki.vn/