0
T3, Th11 0511Sáng

CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU ( PHẦN 11 ) – TẦNG TRUNG BÌ: CHỐNG LÃO HÓA DA

1. Lão hóa da là gì?

Lão hóa da là hiện tượng cấu trúc nền của da bị suy yếu, dẫn đến tình trạng các protein dạng sợi (collagen, elastin) bị thất thoát, hao hụt. Quá trình lão hóa sẽ khiến làn da mất đi cơ chế tự bảo vệ trước các tác nhân có hại ở môi trường bên ngoài. Đồng thời kéo theo nhiều vấn đề về da như: xuất hiện các nếp nhăn, nếp gấp, vết chân chim, da khô, sạm màu, chảy xệ, mất tính đàn hồi. Nhất là ở vùng da quanh mắt, trán, cổ, khóe miệng.

2. Dấu hiệu lão hóa da:

Dấu hiệu lão hóa da

  • Trên trán bắt đầu hình thành các nếp nhăn dễ thấy nông hoặc sâu.
  • Vết chân chim ở đuôi mắt xuất hiện rõ hơn khi bạn cười nhẹ hoặc nói chuyện.
  • Da bị chùng nhão, chảy xệ, không còn tính đàn hồi.
  • Xuất hiện những thương tổn thường thấy của da lão hóa như nám, tàn nhang, đồi mồi.
  • Da thô ráp, lỗ chân lông to.
  • Bọng mắt, quầng thâm cũng xuất hiện ngày một rõ hơn.

3. Nguyên nhân gây lão hóa da:

Quá trình lão hóa khiến làn da “già” đi và nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Nguyên nhân bên ngoài:

Các tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, bức xạ điện tử, hóa chất, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc… sẽ góp phần hình thành gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, có đến 80% nguyên nhân khiến da bị lão hóa là do tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, các tia UV đi vào da sẽ kích thích tế bào sản sinh men Matrix Metalloproteinases (MMPs) tiêu diệt cấu trúc nền của da và ngăn cản sự tái tạo collagen, elastin. Dẫn đến tình trạng da bị chảy xệ, lỏng lẻo, không còn săn chắc như trước. Đồng thời, tia UV còn kích thích quá trình sản sinh hắc sắc tố melanin, khiến da bị nám, tàn nhang, sạm màu, thậm chí là ung thư da.

  • Nguyên nhân bên trong

Do tuổi tác: Khi tuổi tác càng lớn, da càng ít sản xuất collagen hơn và quá trình trao đổi chất cũng diễn ra chậm hơn. Dần dần, cấu trúc làn da bị hủy hoại, các sợi elastin đứt gãy, các mao mạch dưới da suy yếu dẫn đến lão hóa da. Đó là lý do tại sao chúng ta thường thấy hiện tượng nám, tàn nhang, da kém đàn hồi, … xuất hiện từ lứa tuổi 40 trở lên và xuất hiện với tần suất ngày một dày đặc hơn.

Chế độ ăn uống: Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “You are what you eat” – Bạn là những gì bạn ăn! Nghe có vẻ vô lý, nhưng thật sự các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng câu nói này là hoàn toàn đúng. Ví dụ: Việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến quá trình glycation diễn ra nhanh hơn, lúc này, các tế bào phải hoạt động tích cực hơn cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, các phân tử đường lúc này sẽ liên kết với protein tạo ra glycation, khiến mật độ collagen trên da giảm đi nhanh chóng. Thiếu hụt collagen, như một điều tất yếu, sẽ khiến da kém đàn hồi, hình thành các nếp nhăn từ nông đến sâu, báo hiệu cho một quá trình lão hóa đang sắp diễn ra trên cơ thể bạn.

Thói quen sinh hoạt: thức quá khuya hay lười vận động sẽ khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể và hệ thần kinh dễ bị rối loạn. Các hắc sắc tố melanin cũng hình thành nhanh hơn, da bắt đầu xuất hiện các vết thâm sạm, nám, tàn nhang, …

Gen di truyền: ngoài những tác động từ lối sống và chế độ ăn uống, gen di truyền cũng là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định việc quá trình lão hóa của bạn diễn ra nhanh hay chậm.

Nghĩa là mỗi mức độ lão hóa tế bào trong mỗi cơ thể đều mang một bộ gen riêng. Các gen (được tạo thành từ DNA) được liên kết với nhau thành các chuỗi dài gọi là nhiễm sắc thể. Ở mỗi đầu của mỗi nhiễm sắc thể là một nắp bảo vệ gọi là telomere, giữ cho nhiễm sắc thể không bị hư hại khi tế bào phân chia. Khi telomere đạt đến giai đoạn cực kỳ ngắn, chúng không thể bảo vệ nhiễm sắc thể và lúc này, tế bào sẽ bị hủy hoại và chết đi. Do đó, các telomere ngắn dần dần sẽ tạo nên sự lão hóa bên trong tế bào, từ đó gây nên tình trạng lão hóa toàn cơ thể chứ không riêng gì làn da.

Ánh nắng mặt trời: các tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương đến lớp biểu bì da, phá hủy liên kết các sợi elastin dưới da, là nguyên nhân hàng đầu gây nên sạm, nám, tàng nhan, các nếp nhăn từ nông đến sâu.

Bên cạnh đó, tia UVB trong ánh nắng mặt trời còn gây tăng cường hắc sắc tố melanin cho da, khiến tình trạng nám da trở nên nặng hơn và nghiêm trọng hơn sau một thời gian tiếp xúc mà không có các biện pháp che chắn, bảo vệ.

Các tác động vật lý tác động tiêu cực đến da: rửa mặt quá mạnh hoặc tác động vật lý đến da trong một thời gian liên tục có thể khiến da chảy xệ và hình thành các nếp nhăn sớm. Để hạn chế việc này, bạn nên massage da nhẹ nhàng hằng ngày với các loại tinh dầu dưỡng da theo chuyển động tròn và theo hướng từ dưới lên trên để làn da săn chắc và mịn màng hơn

Thói quen hút thuốc lá: Trong thuốc lá thường có chứa nicotin- thủ phạm hàng đầu khiến làn da lão hóa nhanh chóng. Hút thuốc trong một thời gian dài và liên tục thì làn da của bạn không chỉ trở nên kém đàn hồi hơn mà quá trình lão hóa cũng diễn ra nhanh hơn, những tổn thương trên da cũng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

4. Quá trình lão hóa da diễn ra như thế nào?

Tất cả các nguyên nhân gây lão hóa da (cả bên trong lẫn bên ngoài) đều dẫn đến một quá trình, đó là quá trình oxy hóa, gây ra bởi các gốc tự do. Vậy gốc tự do là gì? Chúng gây lão hóa da như thế nào?

  • Gốc tự do là gì?

Gốc tự do (còn được gọi là “Free radical”). Đây là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Do không cân bằng về điện tử nên chúng rất bất ổn, thường tạo ra các phản ứng để chiếm đoạt điện tử còn thiếu từ các phân tử khác và liên tục tạo ra các chuỗi gốc tự do mới, gây rối loạn hoạt động bình thường của tế bào. Có nhiều loại gốc tự do nguy hiểm như: Superoxide, peroxy lipid, ozone, hydrogen peroxide và hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương tế bào.

Gốc tự do làm suy yếu tế bào, dẫn đến tình trạng lão hóa da

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh đặc biệt nguy hiểm như: sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, lão suy, bệnh Alzheimer, đột quỵ, tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch, ung thư. Ước tính một người sống đến 70 tuổi có khoảng 17 tấn gốc tự do được hình thành như vậy.

  • Gốc tự do ảnh hưởng đến da như thế nào?

Theo các nhà khoa học, gốc tự do hủy hoại tế bào da nói riêng và nhiều loại tế bào khác theo diễn tiến sau đây:

Oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại cho việc đào thải chất bã và hấp thu chất dinh dưỡng.

Tấn công các ty lạp thể, phá vỡ các nguồn cung cấp năng lượng.

Oxy hóa và làm suy yếu các kích thích tố, các enzym khiến cơ thể không tăng trưởng được.

Hậu quả là những phản ứng dây chuyền gây ra tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả ADN… dẫn đến các biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng của các cơ quan, thậm chí gây chết tế bào. Chính vì nguy hại như vậy nên gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” dẫn đến tình trạng lão hóa da (da nhăn nheo, chảy xệ, nám, tàn nhang….) và phần lớn bệnh tật.

  • Làm cách nào để chống gốc tự do?

Theo thời gian, các gốc tự do không ngừng sản sinh và gây ra những tác hại đối với sắc đẹp lẫn sức khỏe tổng quát, trong khi hệ thống miễn dịch của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Chính vì thế, để có làn da khỏe mạnh bạn cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do và bổ sung thêm chất giúp chống gốc tự do cho cơ thể.

      • Giảm yếu tố gây tăng sinh gốc tự do

Các gốc tự do không chỉ sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn được hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như rượu bia, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, hóa chất, phóng xạ…), chấn thương, nhiễm khuẩn, stress – căng thẳng thần kinh… Vì thế, để bảo vệ sức khỏe và làn da, bạn cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này bằng cách:

          • Luôn giữ tinh thần ở trạng thái cân bằng, cảm xúc lạc quan, tích cực. Hạn chế tối đa stress và chủ động loại bỏ những tác nhân khiến mình căng thẳng.
          • Rèn luyện đều đặn về trí tuệ và thể lực: Thường xuyên vận động não bộ bằng cách tư duy, đọc sách, tập thể dục mỗi ngày.
          • Sinh hoạt điều độ, lành mạnh: Hạn chế làm việc quá sức, giữ trạng thái cân bằng giữa ngủ, nghỉ và làm việc; hạn chế thức khuya, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá.
          • Giữ cho môi trường sống xung quanh luôn tự nhiên, sạch sẽ, thoáng đãng

      • Bổ sung chất chống gốc tự do từ thực phẩm

Ngoài việc hạn chế những yếu tố có hại đến từ bên ngoài, một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và dễ dàng trung hòa các gốc tự do hơn.

Các chất chống gốc tự do phổ biến bao gồm: Vitamin E, vitamin C, vitamin A (beta carotene) và Selen… có đa dạng trong các loại rau quả, thịt cá. Chính vì vậy chúng ta nên có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn, hạn chế các chất có cồn như bia, rượu…

Tóm lại, sự tấn công của gốc tự do sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư… Vì thế, để hạn chế và phòng ngừa các tác hại do gốc tự do gây ra, bạn cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do và bổ sung thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể.

  • Mỹ phẩm có thể làm chậm quá trình lão hóa như thế nào?

Đối với thời đại của chúng ta, “chỗng lão hóa” là một cách nói cường điệu. Chúng ta chưa tìm được cái gì thực sự chống lại quá trình lão hóa, đảo ngược lại dòng chảy của thời gian. Chúng ta chỉ có thể làm chậm lại ảnh hưởng của nó.

Có vài cách để mỹ phẩm làm chậm lại quá trình lão hóa:

    • Chống oxy hóa. Vì bản chất của lão hóa là oxy hóa, nên những chất chống oxy hóa cũng là những chống lão hóa.
    • Những chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do bằng cách cho đi một electron của chúng, giúp cho các gốc tự do đạt được trạng thái cân bằng, và không lấy electron của các tế bào khác. Cơ chế này sẽ làm dừng sự phá hủy tế bào theo hiệu ứng domino của các gốc tự do.
    • Do dễ cho đi một electron nên những chất chống oxy hóa thường không bền và rất dễ bị phân hủy bởi các yếu tố môi trường hoặc ánh sáng. Đó là lý do tại sao các chất chống oxy hóa lại có thời hạn sử dụng ngắn.
    • Làm sạch da, lỗ chân lông, mụn. Bụi bẩn, vi khuẩn và các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông có thể khiến da (và cơ thể) giải phóng ra nhiều gốc tự do hơn thường lệ. Những thành phần có khả năng làm sạch tốt sẽ giúp hạn chế sản sinh gốc tự do và giữ cho da tươi trẻ lâu dài.
    • Chống kích ứng (làm dịu da). Khi da bị kích ứng sẽ giải phóng ra nhiều gốc tự do hơn. Những làn da nhạy cảm thường nhanh bị lão hóa hơn bình thường. Vì thế, cần phải tìm đúng các sản phẩm chăm sóc cho loại da này nhằm giúp làm chậm quá trình oxy hóa

 

  • Bảng các thành phần giúp chống oxy hóa:
Thành phần chống lão hóa
Chống oxy hóa Vitamin C và các hợp chất trong nhóm vitamin C (Ascorbic acid, Ascorbyl palmitate, Ascorbyl glucosamine, Ascorbyl tetraisopalmitate, L-ascorbic acid, Magnesium ascorbyl phosphate, Sodium ascorbyl phosphate, Tetrahexyldecyl ascorbate)

Vitamin E và các hợp chất trong nhóm vitamin E (Alpha tocopherol, Tocopherol, Tocopheryl acetate, Tocopheryl linoleate, Tocotrienols, Tocopheryl succinate)

Camillia sinensis (green tea – trà xanh)

Cucumis sativus (cucumber – dưa chuột)

Gluthathione

Idebenone

Rosa Damascena Flower Distillate (Rosewater – sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất hoa hồng, sau khi tách tinh dầu. Không phải là các sản phẩm “nước hoa hồng” trên thị trường)

Các loại dầu, bơ và các chiết xuất từ thực vật

Làm sạch da, lỗ chân lông, mụn Activated charcoal (than hoạt tính)

Bentonite clay (bùn bentonit)

Illite clay/Green Illite clay

Kaolin clay (bùn kaolin/cao lanh)

Magnesium sulfate (muối epsom)

Morrocan Lava Clay/Rhassoul clay

Solum Fullonum/Fuller’s Earth clay

Các thành phần tẩy da chết, xem bảng “Thành phần tẩy da chết”, ở phần 6 “chăm sóc da tầng biểu bì”, “Tẩy da chết”

Làm dịu da, kháng viêm Allantoin

Aloe barbadensis/Aloe vera (lô hội, nha đam)

Arctium lappa/ Burdock root (rễ ngưu bang)

Bisabolol

Calendula officinalis/Calendula (cúc vạn thọ)

Chrysanthemum parthenium/Chrysanthemum, Feverfew (cúc thanh nhiệt)

Camellia sinensis, Anthemis nobilis/Chamomile cúc La Mã)

Colloidal avena sativa/Colloidal oatmeal (bột yến mạch)

Cucumis sativus (cucumber – dưa chuột)

Curcuma longa/Turmeric, curcumin (nghệ)

Dexpanthenol/D-panthenol/Pro-vitamin B5 (tiền vitamin B5)

Epibolium angustifolium/Willow herb (cây liễu thảo)

Glycrrhiza glaba/Licorice root (rễ cam thảo)

Licochalcone

Melaleuca alternifolia/Tea tree (tràm trà)

Mirabilis jalapa/Mirabilis (cây hoa phẫn)

Niacinamide (vitamin B3)

Ocimum basillicum/Basil (húng quế)

Oenothera biennis/Evening primrose (anh thảo đêm)

Oryza sativa/Rice bran (màng cam gạo)

Prunus amygdalus dulcis/Sweet almond (hạnh nhận ngọt)

Rosa Damascena Flower Distillate/Rosewater

Thymus vulgaris/Thyme (cỏ xạ hương)

Trifolium pratense/Red clover (cây ba lá đỏ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm chống lão hóa trên thị trường thường có ghi “Anti-aging” (chống lão hóa) hoặc ’Anti- wrinkle” (chống nếp nhăn). Với những người đã có nhiều nếp nhăn rõ ràng, thì sản phẩm sẽ là loại trị nếp nhăn (kích thích sản sinh collagen), có kèm với các thành phần chống lão hóa. Các sản phẩm khi đó thường được ghi là “Wrinkle treatment”.

  • Một số thành phần chống lão hóa từ thiên nhiên:

Hạt nho: hạt nho có chứa chất chống oxy hóa mạnh, sử dụng nước chiết từ hạt nho thường xuyên giúp chống lão hóa da rất hiệu quả.

Nước trà và bã trà: trà vừa có khả năng chống oxy hóa, vừa
giúp giảm viêm rất tốt.

Mật ong: đây là một nguyên liệu giúp làm sạch da, giảm viêm, trị mụn và chông oxy hóa rất tốt. Người ta thường xem mật ong như một bí kíp làm sạch và kéo dài tuổi thanh xuân của làn da.

Dưa chuột, yên mạch, nghệ: là những thành phần có khả năng làm dịu da, kháng viêm và trị mụn viêm nhanh chóng. Chúng cũng được biết đến như là những chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.

phê: có khả năng chống oxy hóa rất mạnh mẽ.

Khoai tây, khoai lang và súp lơ xanh: đây là các nguyên liệu giàu vitamin C, giúp làm trắng da, kích thích sản sinh collagen và chống oxy hóa.

Sữa bò, sữa dê, sữa chua và các loại dầu thực vật: đều là những thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa.

  • Một số lưu ý khi chống lão hóa da:

Làn da có những chất chống oxy hóa tự nhiên, như vitamin E và vitamin C. Giữ cho da không bị kích ứng, ít mụn và có lớp màng dầu ổn định sẽ giúp rất nhiều trong việc chống lão hóa của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng tập thể dục cho mặt sẽ làm cơ mặt săn chắc và giảm nếp nhăn thì bạn nên nghĩ lại. Cười nhiều sẽ có những nếp nhăn “phúc hậu”, cau có nhiều sẽ có những nếp nhăn giữa hai lông mày, hoặc suy nghĩ nhiều thì sẽ có những đường ngang trên trán. Các bài tập săn chắc cơ mặt sẽ trở nên phản tác dụng. Tuy nhiên, một nụ cười “bằng mười thang thuốc bổ”, cười nhiều sẽ giúp chúng ta có sức đề kháng tốt. Vì thế, nên hãy luôn giữ nụ cười trên môi để có cơ thể khỏe mạnh, mặc dù sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều nếp nhăn “phúc hậu”.

Hút thuốc lá sinh ra rất nhiều gốc tự do. Nó sẽ làm cơ thể nhanh bị lão hóa, nhanh già yếu.

Ánh sáng mặt trời là một trong những tác nhân gây lão hóa rất mạnh. Vì thế, phải luôn tìm cách chống nắng khi ra ngoài.

Oxy cũng là thủ phạm gây ra quá trình lão hóa. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề chống lão hóa thì không nên thử những sản phẩm được quảng cáo là “cung cấp oxy cho làn da”.

Chế độ dinh dưỡng và tâm lý cũng rất quan trọng nếu bạn muốn trẻ lâu. Khi da bắt đầu có nếp nhăn, thì bên trong cơ thể bạn đã bị lão hóa. Hãy giữ mình luôn tươi trẻ bằng các biện pháp chăm sóc sức khỏe và tâm trạng.

 

CÒN TIẾP …..

#myphamnhatban #myphamhanquoc #CHYAKI #myphamchinhhang #tinhchatduongam #tinhchatduongamlamtrangda #tinhchatduongamchuyensau #kemduongam #kemduongamhanquoc #kemduongamtrangda #tinhchatsanchac #tinhchattaitao #tinhchattaitaoda #tinhchattaitaochuyensau #kemlamtrang #kemlamtrangda #kemdưỡngtrắngda #kemduongtrangda #kemdưỡngtrắnghồng
————————————————-
Tham khảo thêm về CHYAKI:
CHYAKI – THƯƠNG HIỆU MỸ PHẨM CHÍNH HÃNG NHẬT BẢN, HÀN QUỐC
Địa chỉ: 90 Bàn Cờ, Phường 3, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Website: https://chyaki.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/chyaki.mypham?locale=vi_VN
Shopee: https://shopee.vn/chyakicosmetics
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/my-pham-chyaki?t=store

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU ( PHẦN 10 ) – TẦNG TRUNG BÌ: LÀM MỜ NẾP NHĂN

Một làn da lão hóa sẽ có tầng trung bì mỏng, các lớp tế bào sống ở tầng biểu bì cũng mỏng, trong khi lớp sừng (lớp tế bào chết) lại rất dày và thô. Tuyến bã nhờn hoạt động kém, khả năng lưu trữ nước trong da cũng kém, làn da trở nên mỏng, […]
XEM THÊM

CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU ( PHẦN 9 ) – TẦNG TRUNG BÌ: LỖ CHÂN LÔNG TO

 1. Lý thuyết: Lỗ chân lông to, về bản chất chính là do nang lông nở rộng. Nang lông nở phần lớn là hậu quả của da dầu và mụn. Ở tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn được kích hoạt, dầu tiết ra nhiều ở nang lông và bắt đầu làm to nang lông. Dầu […]
XEM THÊM

CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU (PHẦN 8) – TRỊ MỤN

Mụn là những nốt nhỏ trên da, thường gặp ở tuổi dậy thì. Đa số mụn trên mặt tự phát và tự khỏi. Tuy nhiên, có một số trường hợp nốt mụn bị viêm và trở nên trầm trọng. Nó có thể gây ra những vấn đề lâu dài như làm nở to lỗ chân […]
XEM THÊM

CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU (PHẦN 7) – CHĂM SÓC DA Ở TẦNG TRUNG BÌ; ĐỘ PH CỦA DA , DA THỪA DẦU, DA THIẾU DẦU VÀ CÂN BẰNG DA

Tìm Hiểu Về Trung Bì: Trung bì nằm dưới lớp biểu bì, có độ dày thay đổi từ 0,6 mm trên mí mắt đến 3 mm trên lưng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Cấu tạo lớp trung bì Ngoài nhiệm vụ nâng đỡ biểu bì, trung bì còn là nơi quyết định của […]
XEM THÊM