1. Sẹo
Sẹo là phần da được phục hồi sau khi bị tổn thương. Mức độ tổn thương và cách chăm sóc vết thương sẽ ảnh hưởng rầt lớn đến hình thù của sẹo.
Quá trình hình thành một vết sẹo trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và kéo dài. Đầu tiên, da sẽ bị viêm. “Viêm” tức là hệ miễn dịch của chúng ta đang phản kháng. Bạn có thể cảm nhận được khi vết thương bị sưng, mưng mủ và đau nhức. Bên trong chỗ viêm sẽ diễn ra một chuỗi các hoạt động để tạo các mạch máu mới và bắt đầu các sợi collagen mới. Giai đoạn viêm có thể diễn ra từ 2 ngày đến 1 tuần, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Sau viêm, vết thương đi vào giai đoạn tiếp theo là “tái tạo”, trung bình trong khoảng 2 đến 3 tuần. Lúc này, các mao mạch sẽ hoàn chỉnh, collagen được sản sinh mạnh mẽ, vết thương đầy dần lên, lớp biểu bì mới bắt đầu được hình thành, chúng ta gọi nó là “da non”. Sau “tái tạo” da sẽ bước qua giai đoạn “phục hồi”. Làn da non sẽ dần “trưởng thành”, và trở về trạng thái bình thường nhất trong khả năng của nó. Giai đoạn “phục hồi” có thể mất từ vài tuần cho đến 2 năm, tùy vào độ nghiêm trọng của vết thương.
Sẹo sau khi phục hồi đa phần không thể giống hệt như vùng da bình thường. Cơ thể của chúng ta có thể tái sản sinh collagen để tạo cấu trúc vững chắc cho da, nhưng không thể tái sản sinh elastin giúp da đàn hồi tốt. Do vậy, vùng da sẹo sẽ có tính co giãn và đàn hồi rất kém. Trong một số trường hợp, collagen ở vết thương được sản sinh mạnh mẽ, làm cho vết sẹo trở nên cứng hơn những vùng da khác.
Yếu tố di truyền, tình trạng sức khỏe và mức độ nặng, nhẹ, cách chúng ta chăm sóc vết thương sẽ quyết định việc bạn có sẹo hay không. Khi chăm sóc vết thương, nguyên tắc cơ bản là: sạch – khô – thoáng – nhẹ nhàng.
Ngay khi da bị thương, bạn hãy làm sạch một cách nhẹ nhàng để loại bỏ các tác nhân bên ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng.
Sau đó là giữ cho vết thương khô thoáng. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước trong thời gian kéo dài. Không dùng băng dính kín để bọc vết thương. Bạn có thể dùng một loại urgo có nhiều lỗ khí để giữ cho vết thương khô thoáng nhất có thể và tránh cho vết thương khỏi các va chạm.
Không nên bôi các loại kem dưỡng trong thời gian này. Các loại kem dưỡng hay sữa dưỡng sẽ làm vết thương của bạn lâu lành hơn. Nếu bạn muốn dùng một cái gì đó để dưỡng thì gel lô hội hay nước nghệ có thể là một giải pháp tốt vì nó vừa giúp giảm viêm mà không cách ly vết thương của bạn với môi trường.
Không nên bóc lớp vảy hoặc da bên ngoài vết sẹo. Việc này sẽ khiến da non bị tổn thương và khó hồi phục.
Sau khi lớp da bên ngoài bị bong ra, thì cách chăm sóc cho lớp da non như sau:
Trị sẹo được hiểu là thay đổi cẩu trúc của da, mỹ phẩm thông thường rất khó có thể giúp cải thiện sẹo. Các thành phần giúp cải thiện sẹo hiệu quả thường có trong thuốc trị sẹo. Khi bị sẹo, bạn nên đến một bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Các biện pháp trị liệu bằng ánh sáng cũng có thể cải thiện vết sẹo của bạn, đặc biệt khi nó là sẹo mới.
2. Sẹo mụn
Khi trên da bị mụn viêm nặng thường sẽ để lại sẹo. Sẹo mụn trên da đôi khi chúng là sẹo thật, nhưng đôi khi chúng chỉ là các vết thâm.
Trong trường hợp mụn viêm nặng, vùng bị viêm sẽ phá vỡ cấu trúc nang lông và sẽ để lại sẹo sau khi khỏi mụn. Sẹo mụn thường làm cho vùng da ở vị trí đó lõm xuống sâu hơn so với những vùng da khác. Với trường hợp này, bạn có thể xử lý như cách xử lý với một vết sẹo.
Trường hợp vùng da bị mụn không lõm xuống, nó sẽ là những vết thâm. Có hai lý do tạo ra vết thâm và cách xử lý như sau: